Cho dù đang chuẩn bị xây ngôi nhà trong mơ hay đại tu ngôi nhà hiện tại, mái nhà luôn là một phần việc quan trọng. Theo thống kê, thời gian đại tu trung bình khoảng 20 năm. Như vậy bạn cần lưu ý thời gian này để chọn mái lợp phù hợp. Hôm nay Adal Home sẽ đưa ra một số tiêu chí để bạn đọc có cơ sở đưa ra quyết định chọn mái ngói hay mái bitum. Tại sao ư? Vì đây là 2 dòng vật liệu lợp phổ biến nhất thế giới hiện giờ.
Chúng tôi có một số lưu ý với bạn đọc. Mỗi loại vật liệu đều có các ưu và nhược điểm riêng của mình. Đó là lý do tại sao chúng vẫn tồn tại song song. Sự so sánh để đánh giá cái nào hơn cái nào sẽ trở nên khập khiểng. Tuy nhiên trong mỗi trường hợp của mỗi gia chủ sẽ có một hoàn cảnh khác nhau. Các bạn nên dựa vào yêu cầu của mình để đưa ra thang điểm phù hợp cho riêng mình nhé.
Ghi chú: mái ngói trong bài này là nhắc đến ngói truyền thống (đất nung, xi măng, đá); mái bitum là nói về tấm lợp bitum. Vì sao chúng tôi chưa đề cập ngói nhựa? Vì sẽ có bài viết riêng cho loại này, yên tâm nhé.
Nội dung:
Vật liệu – mái ngói hay mái bitum? Tùy…
Ngói bitum làm từ nhựa đường với cấu tạo gần như đồng nhất, không có sự rẻ nhánh. Trong khi đó mái ngói được làm từ khá nhiều vật liệu khác nhau, có thể từ đá, từ đất nung, xi măng.
Nhìn chung về vật liệu mái ngói bitum nhẹ hơn nhiều so với mái ngói truyền thống. Trung bình ngói bitum nặng 7-13Kg/m2 thì ngói truyền thống khoảng 40-60Kg/m2. Ngoài ra ngói bitum còn có khả năng chống thấm tuyệt đối còn ngói truyền thống khó mà chống thấm tốt vì bản chất vật liệu.
Cấu tạo của ngói bitum còn có màng lưới thủy tinh tăng khả năng chịu lực. Ngoài ra còn có lớp đá bên ngoài. Lớp đá này được tráng màu giúp phản nhiệt và bảo vệ vật liệu bên trong. Với ngói truyền thống là một vật liệu đồng chất, cho dù đó là đất nung, xi măng hay đá.
Nếu bạn đang làm một ngôi nhà ưu tiên vật liệu nhẹ, ngói bitum là ưu tiên. Nếu bạn thích loại vật liệu trông cứng cáp thì mái ngói truyền thống hợp lý hơn. Trong quan điểm của mình, chúng tôi nghiêng về các vật liệu nhẹ hơn, do đó chúng tôi đánh giá ngói bitum trội hơn về mặt vật liệu.
Thẩm mỹ – ngói bitum vượt trội
Trong các tiêu chí thì có lẻ đây là tiêu chí quan trọng nhất và cũng là tiêu chí đau đầu nhất. Vì sao? Đơn giản vì cái đẹp là cái khó đánh giá, phụ thuộc nhiều vào quan điểm cá nhân mỗi người. Tuy nhiên nếu xét một cách khách quan, vẫn có cái để đề cập ở đây.
Một mái ngói bitum sẽ dễ cho kiến trúc sư phối màu hơn. Vì chúng có rất nhiều màu và nhiều kiểu dáng khác biệt nhau. Ngoài ra, nhiều nhà “liều mạng” còn có thể phối màu và kiểu lung tung tạo nên cái “chất” riêng của mỗi người. Việc này bất khả thi với mái ngói.
Với mái ngói truyền thống có khá ít sự lựa chọn về màu sắc vì dùng màu sắc tự nhiên. Vấn đề này được giải quyết bằng ngói xi măng, tuy nhiên màu ngói xi măng kém bền. Còn về kiểu dáng thì thực ra không có nhiều lựa chọn và muốn phối kiểu với nhau cũng không thể.
Nói như vậy không có nghĩa mái ngói xấu hay kém thẩm mỹ. Ngược lại với nhiều người thích truyền thống, đơn giản thì đó lại là cái lôi cuốn. Chỉ có điều độ tùy biến và tùy chọn không nhiều bằng mái bitum.
Công tâm mà nói thì mái bitum “thân thiện” hơn về mặt thẩm mỹ. Đó là cơ sở để bạn lựa chọn mái ngói hay mái bitum nhé.
Độ bền – mái ngói bền hơn?
Lại một tiêu chí nữa mà nhiều người cũng quan tâm. Tuy nhiên, rất nhiều trong chúng ta bị nhầm giữa tuổi thọ và độ bền.
Khi nói đến tuổi thọ là nhắc đến sự tự thân phân hủy hoặc hư hỏng của vật liệu. Thông thường thông số này khá lớn và thường không thực tế. Nhưng khi nói đến độ bền là nói đến khả năng tồn tại với thời gian trong hoàn cảnh sử dụng. Thông số này lại phụ thuộc rất lớn vào quá trình sản xuất của mỗi thương hiệu.
Ngói bitum CANA dư sức đáp ứng nhu cầu
Ngói bitum có tuổi thọ từ 30-50 năm. Dư sức đáp ứng yêu cầu 20 năm như phần đầu chúng tôi đề cập. Nhưng không phải thương hiệu nào cũng vậy. Cách nhanh nhất là dùng tay để kiểm tra độ bám của đá, độ trượt của nhựa đường, mật độ sợi thủy tinh,… Chúng tôi sẽ có một bài phân tích sâu hơn về vấn đề này. Nhưng cơ bản chúng ta có thể phân biệt sơ bộ bằng phương pháp này.
“Tội” nhất là dùng một thời gian ngắn đá bị rớt quá nhiều, ngói bị chảy trượt do nắng nóng hoặc đá phai màu. Đó là biểu hiện của một dòng ngói kém chất lượng.
Rất may Adal Home đang phân phồi dòng ngói bitum chất lượng cao. Theo đánh giá của khách hàng, ngói bitum CANA hiện là dòng sản phẩm có chất lượng gần như tốt nhật thị trường hiện giờ. Hãy tìm những bài test chúng tôi đã làm để kiểm tra. Hoặc bạn có thể yêu cầu mẫu để có thể tự kiểm tra.
Ngói đất nung chiếm ưu thế
Mái ngói truyền thống chia làm 3 loại phổ biến nhất: ngói đất, ngói đá, ngói xi măng. Do đó, tuổi thọ phụ thuộc vào vật liệu. Ngói đất nung tuổi thọ trung bình 50-60 năm. Ngói đá có tuổi thọ lên đến cả trăm năm. Còn ngói xi măng loại cao cấp cũng có tuổi thọ 30-50 năm, tuy nhiên đa phần tại Việt Nam hiện tại ngói xi măng là loại phổ thông, tuổi thọ khoảng 15 – 20 năm.
Độ bền của mái ngói phụ thuộc nhiều vào chất lượng của dây chuyền sản xuất. Những dây chuyền sản xuất hiện đại đem lại sản phẩm tuyệt vời, với những dây chuyền đơn giản chúng ta không thể yêu cầu cao về mặt chất lượng.
Các tình huống hay gặp ở mái ngói là nứt, bể, phai màu, rêu phong. Chúng ta có thể kiểm tra sơ bộ bằng cách đứng nhẹ nhàng lên viên ngói để kiểm tra độ chịu lực. Dùng vật cứng cào xước để kiểm tra chất lượng men màu. Ngâm nước trong 24giờ để xem độ thấm, một viên ngói bị thấm sẽ tạo điều kiện cho rêu phong phát triển và nhanh bị nứt hơn vì độ co giản do nhiệt lớn.
Dĩ nhiên, một sản phẩm phổ thông với giá rẻ bạn không thể đòi hỏi chất lượng cao như một sản phẩm giá gấp 2-3 lần.
Nhìn chung dù bạn chọn mái ngói hay mái bitum, cũng cần kiểm tra kỹ. Kiểm tra không phải chỉ để biết chất lượng mà còn để tránh việc “mua hớ”. Chúng ta cần đầu tư phù hợp.
Ứng dụng – ngói bitum là vua
Với đặc tính vật liệu mềm dẻo, rõ ràng ngói bitum ăn đứt khoản khả năng ứng dụng.
Các mái có độ cong, cầu, nhiều điểm giao mái, nhiều cửa sổ hay nhiêu phù điêu,… gần như chỉ có ngói bitum mới “xử” được, mái ngói bó tay. Dĩ nhiên, việc đẹp xấu của phần tiếp giáp phụ thuộc vào tay nghề người thợ. Về phần Adal Home, chúng tôi tự tin xử lý được gần như tuyệt đối các trường hợp trên.
Ngoài phần hình dáng mái, độ dốc mái cũng chứng tỏ khả năng ứng dụng của mái bitum là vượt trội. Độ dốc khuyến nghị với ngói bitum rất rộng từ 15 đến 80 độ. Trong các trường hợp thấp hơn 15 độ và cao hơn 80 độ vẫn có cách xử lý khá an toàn. Trong khi đó, mái ngói có phổ ứng dụng hẹp hơn rất nhiều, từ 30 – 60 độ. Độ dốc thấp hơn 30 độ mái sẽ bị dột, bị hắt nước, lớn hơn 60 độ ngói dễ bị tụt, nguy hiểm.
Tuy nhiên một điểm trừ lớn của ngói bitum là nó cần nền mái. Trong khi các loại ngói truyền thống chỉ cần khung kèo thì ngói bitum yêu cầu nền mái đỡ toàn bộ mặt ngói. Nhưng nếu nhìn một cách tích cực thì hiện nay để đảm bảo an toàn, hầu hết những căn nhà sau này đều có nền mái dù dùng ngói truyền thống. Khi đó, việc không dùng kèo lại trở thành ưu điểm của ngói bitum.
Như vậy, “mái ngói hay mái bitum” phụ thuộc vào độ dốc mái nhà bạn đang dùng. Phần này chúng tôi đánh giá cao ngói bitum.
Chi phí – mái ngói hay mái bitum?
Khi nhắc đến chi phí chúng ta dễ nhầm lẫn với giá cả. Giá cả chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm mang tên chi phí. Bạn có biết, 2/3 tảng băng này nằm chìm phía bên dưới mà đa phần chúng ta không thấy. Đó là lý do nhiều tay bán hàng “chuyên nghiệp” dùng giá rẻ làm ưu thế tư vấn.
Chi phí phân làm 2 phần lớn: đầu tư ban đầu và bảo dưỡng hàng năm.
Trong trường hợp này chúng tôi lấy mẫu điển hình, nhà hai mái thông thường với diện tích ~100m2, nền mái bê tông. Với các trường hợp đặc biệt khác, các bạn có thể liên hệ trực tiếp, Adal Home sẽ có tư vấn cụ thể.
Đầu tư ban đầu
Ngói bitum nhìn chung tại thị trường Việt Nam có mức giá tầm khoảng ngói tầm trung (~300,000đ/m2). Một mái ngói bitum thông thường đầu tư khoảng ~500,000đ/m2 (với mái ~100m2). Như vậy chi phí đầu tư ban đầu khoảng 50tr cho mái 100m2.
Mái ngói đất cao cấp hoặc ngói đá thì tổng chi phí cho 1m2 có tầm khoảng 1,000,000đ đến 1,500,000đ. Chi phí cho mái 100m2 tầm khoảng 100 – 150tr.
Ngói xi măng cao cấp có giá tầm khoảng 400,000đ/m2. Chi phí kèo, vật tư phụ và nhân công khoảng 300,000đ/m2 (tùy khẩu độ ly tô chi phí có thể tăng giảm). Như vậy chi phí đầu tư khoảng 700,000đ/m2, và tổng là 70tr cho mái nhà 100m2.
Mái ngói phổ thông có giá tầm 200,000đ/m2. Chi phí kèo, vật tư phụ và nhân công ~300,000đ/m2. Như vậy chi phí đầu tư ~500,000đ/m2, tổng 50tr cho mái 100m2.
Mái ngói xi măng giá rẻ có giá tầm 120,000đ/m2. Đơn phí đầu tư ~400,000đ/m2. Và tổng đầu tư vào khoảng 40tr cho 100m2.
Chi phí bảo dưỡng
Điểm mạnh của ngói bitum nằm ở chi phí bảo dưỡng. Nếu thi công tốt, chi phí bảo dưỡng trong suốt quá trình sử dụng gần như bằng không. Trong khi đó mái ngói truyền thống vẫn thường bị rêu mốc, hoen ố, nứt bể. Đặc biệt trong quá trình bảo trì, nếu không cẩn thận thì sẽ rất dễ gây thêm thiệt hại vì ngói vốn giòn.
Để đảm bảo độ bền, trung bình khoảng 3-5 năm mái ngói cần được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ. Bảo dưỡng định kỳ bao gồm tẩy rêu, sơn lại, thay ngói bể, sửa chữa những vị trí bị lọt nước,… Bên cạnh đó các trường hợp bất thường như ngói nứt bể, tụt,… cũng cần dự trù trước. Chi phí này thường khoảng 3-5tr/lần.
Ngói đất và ngói đá cao cấp, thời gian sử dụng ~50 năm, tổng chi phí bảo dưỡng vào khoảng 50tr. Ngói xi măng cao cấp, sử dụng 30 năm, tổng chi phí bảo dưỡng ~25tr. Ngói phổ thông, thời gian sử dụng ~20 năm, tổng chi phí bảo dưỡng khoảng 25tr. Đối với ngói giá rẻ thời gian sử dụng ~15 năm, tổng chi phí bảo dưỡng khoảng 15tr.
Tổng hợp chi phí
Ngói bitum: 50tr / 30 năm = 1.67tr/năm
Ngói đất nung và ngói đá cao cấp: (100tr + 50tr) / 50 năm = 3tr/năm
Ngói xi măng cao cấp: (70tr + 25tr) / 30 năm = 3.17tr/năm
Ngói xi măng phổ thông: (50tr + 25tr) / 20 năm = 3.75tr/năm
Ngói xi măng giá rẻ: (40tr + 15tr) / 15 năm = 3.67tr/năm
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ LỢP MÁI | ||||
Tính toán cho nhà 2 mái
nền bê tông, ~100m2 |
Đầu tư ban đầu
(x 1000đ) |
Bảo dưỡng
(x 1000đ) |
Thời gian sd
(Năm) |
Chi phí TB năm
(x 1000đ) |
Ngói bitum | 50,000 | 0 | 30 | 1,670 |
Ngói đất/đá cao cấp | 100,000 | 50,000 | 50 | 3,000 |
Ngói xi măng cao cấp | 70,000 | 25,000 | 30 | 3,170 |
Ngói xi măng phổ thông | 50,000 | 25,000 | 20 | 3,750 |
Ngói xi măng giá rẻ | 40,000 | 15,000 | 15 | 3,670 |
Chúng ta nên lưu ý rằng chi phí trên là chi phí tự thân của mỗi chủng loại vật liệu. Bên cạnh đó bạn cần phải cân đối về chi phí phát sinh khi dùng vật liệu mình chọn.
Ví dụ nếu bạn chọn ngói bitum thì kết cấu nhà nhẹ sẽ đảm bảo, trong khi chọn ngói đá bạn sẽ phải tính đến trọng lượng của ngói ảnh hưởng đến kết cấu, chi phí kết cấu tăng. Hoặc Khi dùng ngói xi măng giá rẻ thì phải thay sớm hơn thời gian đại tu trung bình (20 năm), bạn cần cân đối thêm chi phí phát sinh do quá trình thay ngói nhé.
Thân thiện môi trường
Một tiêu chí mà hiện nay khá nhiều người lưu ý. Và nếu bạn là một công dân toàn cầu, chúng tôi nghĩ bạn cũng nên lưu tâm đến vấn đề môi trường.
Xét về vấn đề này, như chúng ta biết, bitum xuất phát từ dầu mỏ. Hoạt động khai khoáng ảnh hưởng đến môi trường thế giới. Thế nhưng, thật may hiện nay trên thế giới đã đưa ra giải pháp để tận dụng vật liệu này sau khi không sử dụng. Ngói bitum sau khi hết dử dụng sẽ được xay nhuyễn và đưa vào quy trình sản xuất nhựa trải đường. Việc này giúp triệt tiêu rác thải từ ngói bitum. Tuy nhiên quá trình sản xuất vẫn cần phải có quy trình chặt chẻ nước thải để tránh ô nhiễm.
Hiên nay Việt Nam đang kêu gọi hạn chế sử dụng đất sét để làm vật liệu xây dựng. Dự đoán đến 2025 nếu không hạn chế, Việt Nam có thể mất thêm khoảng 3000 hecta đất nông nghiệp cho hoạt động sản xuất ngói. Chưa kể để một lò nung không gây hại môi trường cần có một hệ thống hiện đại, do đó giá gạch ngói đất nung cao cấp ngày càng tăng cao.
Đối với đá phiến, đây cũng là một tài nguyên hữu hạn mà chúng ta cần phải bảo tồn. Điều này lý giải tại sao các sản phẩm từ đá nói chung và ngói đá nói riêng đắt đỏ.
Ngói xi măng thân thiện, nhưng….
Ngói xi măng có lợi nhất về môi trường vì sản xuất từ xi măng, không gây hại môi trường. Chúng không cần lò nung và thậm chí cần một quy trình sản xuất đơn giản để cho ra lò hàng loạt viên ngói. Đây chính là lý do vì sao giá ngói xi măng khá rẻ. Tuy nhiên, mặt trái của nó là chất lượng không đồng đều. Một viên ngói xi măng có chất lượng cao vì thế cũng đồng nghĩa với một dây chuyền hiện đại và giá cả cũng không hề thấp.
Kết bài – mái ngói hay mái bitum?
Với bài viết này, chúng tôi chỉ cố gắng đưa ra những quan điểm khách quan nhất có thể. Để từ đó bạn đọc có thể dựa vào để đưa ra một quyết định cho riêng mình. Nếu bạn cần một chi phí ban đầu thấp có thể chọn ngói xi măng giá rẻ. Nếu bạn cần một mỹ quan cuốn hút hoặc một mái nhà với nhiều chi tiết nhỏ, nên chọn ngói bitum. Còn bạn là người có mô típ truyền thống, ngói đá hoặc đất nung sẽ phù hợp hơn với bạn.
Mái ngói hay mái bitum? Hy vọng giờ đây bạn đã có câu trả lời cho mình. Chọn loại nào cũng có ưu và khuyết. Quan trọng là bạn nắm được đặc điểm của phương án mình đang chọn và không phải “tiền mất tật mang”. Khi đó, dù chọn phương án nào, xin chúc mừng bạn, bạn đã thành công.
Và nếu bạn chưa rõ, cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi. Việc của Adal Home là hỗ trợ để giúp bạn tìm ra giải pháp tối ưu cho riêng mình.
Số 2 đường số 7, KP.4, P.An Phú, Q.2, TP.HCM
www.adalhome.vn – www.adalhome.com
sales@adalhome.vn – box@adalhome.vn
Tel: 028.6271.3917 (bấm phím 1)
Hotline - 0901.189.896VIDEO THỰC TẾ CÔNG TRÌNH
HOT LINE TƯ VẤN: 0901.189.896
Bài phân tích hay quá add ơi
Adal Home xin cám ơn quý khách hàng. Nếu có thắc mắc hoặc nhu cầu về ngói bitum phủ đá CANA thì liên hệ ngay: 0901.189.896 để nhận được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Cảm ơn bạn rất nhiều.