Mưa đá là một trong những hiện tượng tự nhiên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống. Như vậy, mưa đá là gì? Tác hại và hậu quả của mưa đá như thế nào? Và phòng chống ra sao? Hôm nay Adal Home sẽ cùng các bạn đọc làm rõ các câu hỏi trên.
Nội dung:
Mưa đá là gì?
Mưa đá là một hiện tượng tự nhiên diễn ra quá trình đối lưu và hiện tượng ngưng tụ tạo thành. Nghe thế thì thực sự chưa đủ hình dung mưa đá là gì. Bạn xem giải thích thêm bên dưới nhé.
Như chúng ta đã biết, khi mặt trời nung nóng trái đất, bề mặt trái đất sẽ nóng lên. Nước trên bề mặt trái đất sẽ bốc hơi và bay lên trên. Sau khi bay lên cao, chúng được gom lại với nhau tạo thành những đám mây và nhiệt độ của chúng dần giảm xuống.
Trong các đám mây này, phần trên đám mây sẽ có nhiệt độ thấp hơn phần bên dưới. Khi nhiệt độ phần trên đám mây thấp đến mức ngưng tụ hoặc băng giá và khối lượng đủ nặng sẽ tự động rơi xuống phía dưới, lọt ra ngoài khỏi đám mây tạo thành mưa.
Mưa thông thường
Thông thường với những đám mây nhỏ, độ chênh lệch này không quá lớn. Do đó, quá trình ngưng tụ chỉ tạo thành nước hoặc băng giá nhỏ. Các hạt này khi rơi xuống sẽ tự tan thành nước do ma sát không khí và nhiệt độ bên dưới lớn. Đó là hiện tượng mưa thông thường.
Mưa đá
Đối với những đám mây lớn hoặc xẩy ra hiện tượng làm giảm nhiệt nhanh phần trên của đám mây. Nhiệt độ phần trên khoảng -20oC, lúc này các hạt băng giá sẽ bắt đầu to dần. Nhưng do đám mây lớn, chúng không rơi ngay thành mưa thông thường mà tiếp tục được giữ lại.
Việc bồi thêm băng giá tạo nên những hạt có kích thước lớn mà ma sát không khí không thể làm tan chảy hoàn toàn. Khi này nếu có vài cơn gió mạnh hoặc tích đến trọng lượng đủ lớn chúng sẽ rơi xuống đất. Do ma sát không khí không thể làm tan chảy hoàn toàn nên khi tiếp đất, chúng vẫn là những hạt băng. Đó chính là hiện tượng mưa đá.
Mưa đá có đa dạng kích thước, nhỏ thì vài milimét, lớn có khi lên vài chục centimét. Đa phần là hình cầu không đều do có nhiều điều kiện tác động.
Mưa đá hay gặp ở đâu, khi nào?
Chúng ta đã biết mưa đá là gì rồi, vậy chúng xảy ra khi nào và ở đâu?
Mưa đá có thể xẩy ra bất cứ đâu miễn có điều kiện như trên. Bằng chứng là tại TP.HCM thời gian qua cũng chứng kiến mưa đá. Một hiện tượng hiếm gặp tại miền nhiệt đới.
Thông thường mưa đá sẽ dễ bắt gặp tại các núi cao hơn là các vùng đồng bằng, khí hậu lạnh hơn là khí hậu nóng. Do đó, mưa đá hay xuất hiện tại vùng núi phía bắc.
Thời gian thường xẩy ra mưa đá là lúc các hình thái thời tiết gây lạnh đột ngột thường xuất hiện. Vì dụ như thời gian có không khí lạnh tăng cường nhanh. Ở miền Bắc nước ta thường diễn ra từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm, đặc biệt là từ tháng 3 đến tháng 5.
Tác hại của mưa đá là gì?
Vì khi rơi xuống mặt đất chúng vẫn còn ở tinh thể băng nên sẽ va chạm và gây tổn thương cho bất cứ vật gì gặp phải. Nhỏ thì gây mẻ đầu sứt trán, to thì có thể gây tử vong cho người và vật nuôi. Đối với cây trồng thì dĩ nhiên sẽ gặp tác hại lớn khi mưa đá tác động. Chúng có thể gây gãy cây, dập quả, nát hoa,….
Đối với nhà cửa mưa đá gây thủng mái nhà, nặng hơn thì gây sập mái hoặc thậm chí sập nhà. Đối với các công trình cũng thế. Xe cộ cũng chung số phận khi gặp mưa đá. Chưa kể khi mưa đá diễn ra, đường sẽ rất trơn trượt, tai nạn giao thông sẽ rất dễ xẩy ra nếu chúng ta không cẩn thận.
Nói chúng mưa đá rất nguy hiểm và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống. Do đó, biết mưa đá là gì là một chuyện, nhưng làm sao để phòng chống nó mới là cái cấp bách.
Các giải pháp phòng và chống mưa đá
Biết mưa đá là gì thực ra giúp ích rất nhiều trong việc phòng chống. Nói một cách cụ thể thì chúng ta không thể tránh được mưa đá vì đây là điều kiện tự nhiên. Do đó, nếu bạn ở khu vực hay xẩy ra mưa đá, hãy chuẩn bị cẩn thận để “đón tiếp” nó.
Gặp phải mưa đá khi đang ở ngoài
Việc đầu tiên cần làm khi gặp mưa đá là đội mũ bảo hiểm hoặc bất cứ cái gì cứng cáp có thể bảo vệ đầu mình khỏi các cơn mưa đá. Sau đó chạy ngay đến các khu vực có chỗ trú ẩn. Chia sẽ thông tin cho cộng đồng biết để tránh khu vực có mưa đá. Không tham gia giao thông cho đến khi biết chắc đường phố đã khô ráo.
Phòng chống mưa đá
Đối với cây trồng chúng ta cần trang bị các mái che nếu có điều kiện. Nhưng với các cánh đồng thì thực sự mà nói là gần như không thể làm với phương án này. Việc chống mưa đá cho các đồng lúa, hoa màu là một vấn đề nan giải.
Đối với nhà cửa các bạn nên làm nhà mái có độ dốc cao. Việc này sẽ giúp bạn giảm thiểu tác hại do mưa đá gây ra do lực tác dụng nhỏ và các hạt băng sẽ trượt dài theo mái nhà xuống phía dưới. Ngoài ra các bạn nên chọn các loại vật liệu lợp chịu được mưa đá hoặc chí ít là không bị mất an toàn khi mưa đá xuất hiện.
Một dòng vật liệu lợp các bạn nên tham khảo là ngói bitum. Tại các quốc gia trên thế giới người ta dùng ngói bitum như một dạng mái chống mưa đá. Ngoài ra ngói bitum còn tiện lợi cho bạn dùng cho các ngôi nhà có độ dốc cao. An toàn tuyệt đối khi xẩy ra giông lốc vì độ sát thương rất thấp. Loại ngói này còn không bị gỉ sét nên có thể dùng cho điều kiện sương muối hay biển mặn.
Tìm ngói bitum chống mưa đá ở đâu?
Với nét thẩm mỹ cao cùng các ưu điểm vượt trội, ngói bitum đang được lựa chọn nhiều trong ngành vật liệu lợp. Tuy nhiên chọn đúng hơn chọn đủ, phải tìm các đơn vị uy tín, sản xuất tại các nhà máy tiên tiến để chọn mua dòng ngói phù hợp nhất.
Thường vàng hạ cám. Bạn cần ngói rẻ, hãy dùng những dòng sản phẩm thứ cấp với giá cả thấp. Dĩ nhiên các dòng này có chất lượng rất thấp, cầm tay soi bạn cũng có thể nhận ra. Bạn chỉ cần cầm tay xé, đập để xem lõi có bền, đá có chắc hay không là sẽ rõ.
Tốt nhất bạn nên chọn các dòng sản phẩm chất lượng cao. Vì thực tế, mua một sản phẩm kém sau cùng một thời gian bạn sẽ tốn chi phí nhiều hơn. Chưa kể mất thời gian cho việc sửa chữa, thay thế,… Mà thời gian là tiền.
Ngói bitum CANA, thương hiệu số 1 Hàn Quốc đang là một trong những sự lữa chọn hoàn hảo cho bạn. Ngoài ra, tại Adal Home chúng tôi còn hỗ trợ bạn rất nhiều. Từ tư vấn đến dự toán và cả mô phỏng cho bạn hình dung hoàn thiện như thế nào.
Với bài viết này chúng tôi mong rằng bạn đọc sẽ hiểu được mưa đá là gì và có các phương án phòng chống hợp lý nhất cho mình. Một hiện tượng tự nhiên, gây tác hại lớn, do đó, hy vọng các bạn không chủ quan.
Đặc biệt chú ý, tìm vật che đầu, tìm nơi trú ẩn khi gặp mưa đá. Và nếu bạn ở nơi thường xuyên hoặc có nguy cơ mưa đá, hãy xây nhà với độ dốc cai và nên chọn vật liệu lợp chống va chạm tốt. Trong đó theo quan điểm chung, ngói bitum làm vật liệu lợp phù hợp nhất.
Adal Home sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt nhất. Thông tin liên hệ bên dưới nhé.
Số 2 đường số 7, KP.4, P.An Phú, Q.2, TP.HCM
www.adalhome.vn – www.adalhome.com
sales@adalhome.vn – box@adalhome.vn
Tel: 028.6271.3917 (bấm phím 1)
VIDEO THỰC TẾ CÔNG TRÌNH
HOT LINE TƯ VẤN: 0901.189.896