Nhà lắp ghép ở đang là xu hướng kinh doanh mới hiện nay tại Việt Nam đối với các ngành Marketing, cho thuê Bất động sản,…Trong đó có một vấn đề mà nhiều người thắc mắc đó là nhà lắp ghép có cần xin giấy phép không? Các bạn hãy cùng Adal Home tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này nhé!
Nội dung:
1. Quy định về nhà lắp ghép tại Việt Nam
Để giải đáp cho câu hỏi nhà lắp ghép có cần xin giấy phép không thì Adal Home xin chia sẻ như sau. Nhà lắp ghép ở Việt Nam hiện tại chưa có quy định riêng cụ thể. Chỉ có những quy định pháp luật chung về xây dựng và công trình xây dựng.
- Theo Luật xây dựng 2014 được bổ sung Luật xây dựng năm 2020 quy định: Công trình xây dựng được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố bao gồm: Dựa vào thiết kế, dựa trên vật liệu xây dựng được tạo nên bởi con người. Chúng được liên kết định vị đất, bao gồm phần trên mặt đất, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước. Vậy nên khi thực hiện thi công nhà lắp ghép được liên kết định vị với đất là một công trình xây dựng. Và cần phải tiến hành dựa trên các quy định trong Luật xây dựng hiện tại.
- Theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật xây dựng năm 2020 ở khoản 30 điều 1 (Sửa đổi, bổ sung Điều 89 Luật xây dựng 2014) có nói: “Trừ các quy định về khoản 2, công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này”.
Qua những quy định chung của Luật xây dựng trên có thể khẳng định cần phải có giấy phép khi xây dựng nhà lắp ghép, nhà di động.
2. Có cần xin phép khi xây dựng nhà lắp ghép?
Như đã nói ở trên, cần phải có giấy phép khi xây dựng nhà lắp ghép. Tuy nhiên, bên cạnh những điều Luật nhà lắp ghép bắt buộc phải có giấy phép xây dựng thì có những ngoại lệ cụ thể như:
Theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật xây dựng năm 2020 ở khoản 30 điều I, các công trình không cần giấy phép vẫn có thể hoạt động:
- Công trình là bí mật nhà nước, công trình được xây dựng cấp bách;
- Công trình là vốn đầu tư công được quyết định đầu tư xây dựng bởi Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu của cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Văn phòng Chủ tịch nước, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trung ương trên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan thuộc Chính phủ, và của tổ chức chính trị – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
Theo khoản 49 Điều 1 trong công trình xây dựng tạm Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020 (Sửa đổi, bổ sung Điều 131 Luật Xây dựng 2014) có ghi rõ: Công trình xây dựng tạm là có các mục đích sau: Thi công xây và dựng công trình chính; Tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động khác trong thời gian quy định.
Như vậy sẽ có những trường hợp cần có giấy phép xây dựng và những trường hợp không cần giấy phép xây dựng trong các quy định luật pháp của nhà nước. Tới đây thì các bạn đọc giả đã có thể trả lời cho câu hỏi nhà lắp ghép có cần xin giấy phép không?
Mẫu nhà lắp ghép sử dụng tông màu tối
3. Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà lắp ghép gồm có những gì?
Sau khi đã tìm hiểu về quy định trên chắc hẳn đã giải đáp những thắc mắc nhà lắp ghép có cần xin giấy phép không của nhiều người. Vậy thì trong bộ hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà lắp ghép cần có những gì? Hãy tham khảo thông tin mà Adal Home chia sẻ sau đây:
- Đơn theo quy định mẫu số 01 tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP
- Một trong số giấy tờ minh chứng quyền sử dụng đất đai.
- Phải có cả 2 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng gồm: Bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về xây dựng yêu cầu gồm bản vẽ về mặt bằng công trình trên lô đất có sơ đồ vị trí, các tầng, các mặt đứng, mặt cắt chính, bằng móng và mặt cắt móng. Bản vẽ cam có công trình liền kề và giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy.
Tóm lại cần phải đảm bảo những giấy tờ sau trong các trường hợp lắp ghép khác như: Đơn đề nghị xin cấp giấy phép xây dựng, giấy tờ minh chứng quyền đất đai, quyết định phê duyệt dự án, 2 bộ bản vẽ theo yêu cầu thiết kế xây dựng.
Sau đó, bạn sẽ có cơ hội được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Bạn cần thực hiện các thủ tục dưới đây để xin giấy phép một cách dễ dàng và hiệu quả.
- Bước 1: Chủ đầu tư hoặc trưởng dự án nộp hồ sơ đã chuẩn bị trước đó cho cơ quan có thẩm quyền.
- Bước 2: Các cá nhân trong cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận, xem xét và duyệt hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ và đáp ứng các điều kiện, cá nhân có thẩm quyền sẽ cấp giấy biên nhận ghi ngày nhận kết quả. Nếu hồ sơ còn thiếu thì được cá nhân có thẩm quyền hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Xem xét hồ sơ trong vòng 7 ngày làm việc. So sánh và đánh giá dựa trên thực tế. Nếu không chính xác, một thông báo sẽ được gửi đến người đăng ký. Nếu còn sai sót, thiếu hồ sơ thì phòng quản lý đô thị sẽ không cấp phép xây dựng.
- Bước 4: Người nộp sẽ nhận kết quả và thực hiện theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Kết luận
Trên đây là những thông tin giải thích câu hỏi nhà lắp ghép có cần xin giấy phép không. Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết của Adal Home. Và mong rằng các bạn có thêm những kiến thức bổ ích và cần thiết về lĩnh vực nhà lắp ghép này nhé.
Xem thêm:
- Nhà lắp ghép 100 triệu rẻ độc đáo nhất 2022
- Ý tưởng xây nhà lắp ghép homestay đẹp hút khách
- Mẫu nhà lắp ghép 2 tầng hiện đại