Cấu tạo mái bê tông dán ngói ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ cũng như tính thẩm mỹ của toàn bộ công trình. Chính vì thế, việc tìm hiểu và nắm rõ vấn đề này rất quan trọng, đặc biệt là với những người thợ thi công.
Nhà mái ngói đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Đặc biệt, dạng nhà mái ngói dán bê tông đang trở thành xu hướng trong những năm gần đây. Việc ứng dụng ngói dán mái bê tông không những đem lại tính thẩm mỹ cao cho công trình mà còn có tác dụng chống nóng, chống thấm rất tốt. Nhằm giúp bạn hiểu hơn về sản phẩm này, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích sau.

Trình tự |
Thi công |
Bước 1 | Lăn keo chống thấm |
Bước 2 | Xác định vị trí dán ngói |
Bước 3 | Đóng đường chân |
Bước 4 | Lắp đặt ngói ở vị trí mái phẳng liên tục |
Bước 5 | Xử lý các vị trí đặc biệt |
Bước 6 | Hoàn thiện |
Cấu tạo mái bê tông dán ngói ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ cũng như tính thẩm mỹ của toàn bộ công trình. Chính vì thế, việc tìm hiểu và nắm rõ vấn đề này rất quan trọng, đặc biệt là với những người thợ thi công.
Nội dung:
1. Ngói dán mái bê tông là gì?
Ngói dán mái bê tông dùng để chỉ một nhóm vật liệu lợp không dùng kết cấu khung kèo trực tiếp. Thay vào đó, để tạo sự liên kết người ta cần tạo ra một nền mái liên tục, tức là không bị gián đoạn.
Trước đây, xi măng hay còn gọi là hồ dầu là chất kết dính gần như là duy nhất cho ngói dán. Tuy nhiên, hiện nay, một số dòng ngói mới xuất hiện cho phép dùng thêm phương pháp liên kết bằng đinh hoặc vít.

2. Cấu tạo mái ngói bê tông dán ngói như thế nào?
Để đảm bảo về mặt kỹ thuật, cấu tạo mái bê tông dán ngói bao gồm những thành phần như sau:
- Cốt thép: là phần khung thép được kết hợp với bê tông xi măng, tạo nên bê tông cốt thép.
- Trần bê tông: Thông thường, các công trình sử dụng loại bê tông mác 200. Tuy nhiên, ở một số trường hợp đặc biệt thì có thể sử dụng bê tông mác 300 để thi công.
- Gachmat chống nóng, lớp lưới gia cường (Đối với thi công ngói dán đất nung): Các lớp này giúp tăng cường khả năng chống nóng và độ bền chắc cho mái bê tông.
- Lớp xi măng chuyên dụng (Ngói đất nung): Đây là lớp quan trọng giúp tạo độ phẳng cho bề mặt mái, tạo điều kiện để thi công dễ dàng và thẩm mỹ hơn.
- Lớp keo chống thấm (Ngói bitum phủ đá): Lớp này có tác dụng tăng khả năng chống thấm cho mái.
- Lớp ngói: Ngói dán mái bê tông có thể là ngói đất nung hoặc ngói bitum phủ đá,… tùy thuộc vào mức chi phí của gia chủ hoặc thiết kế công trình để lựa chọn.

3. Ưu nhược điểm nổi bật của mái bê tông dán ngói là gì?
Mái bê tông đang được nhiều chủ đầu tư lựa chọn bởi sở hữu những ưu điểm vượt trội như sau:
- Giúp tăng cường độ bền vững cho mái khi chịu tác động của gió bão.
- Cấu tạo mái bê tông dán ngói gồm nhiều thành phần nên có khả năng chống ồn, chống nắng và chống thấm tốt.
- Ngăn ngừa được những trường hợp trộm đột nhập qua mái nhà bằng việc phá ngói như những kiểu mái ngói truyền thống.
- Mái bê tông dán ngói có khả năng chống cháy tuyệt đối, đảm bảo an toàn cho người thi công và sử dụng.

Liệu mái bê tông dán ngói có tồn tại những khuyết điểm?
Câu trả lời là có. Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì việc thi công mái bê tông dán ngói vẫn còn một số hạn chế đáng tiếc như sau:
- Thi công mái bê tông dán ngói thường tốn khá nhiều thời gian và phức tạp vì phải tỉ mỉ trong từng khâu. Nếu quá trình thi công không đảm bảo chất lượng dễ dẫn tới trường hợp mái bị co ngót khi thời tiết thay đổi khiến xuất hiện tình trạng nứt, thấm dột.
- Mái bê tông có hệ số tản nhiệt thấp khiến ngôi nhà bị nóng vào mùa hè. Để khắc phục vấn đề này, chủ đầu tư nên áp dụng biện pháp thông gió phù hợp.
- Tốn nhiều chi phi thi công và trọng lượng của mái bê tông cũng lớn hơn so với các loại mái khác.

4. Các mẫu ngói dán bê tông phổ biến nhất hiện nay trên thị trường.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều mẫu ngói dán nhưng nổi bật hơn cả vẫn là ngói đất nung và ngói bitum phủ đá. Dưới đây là những thông tin chi tiết về 2 loại ngói dán này bạn nên tham khảo:
Ngói bitum phủ đá
Ngói bitum phủ đá được xem là dòng vật liệu lợp mái gắn liền với các cuộc cách mạng công nghiệp. Các nhà sản xuất sử dụng bitum (nhựa đường) phủ lên một lớp màng lõi bằng sợi thủy tinh hoặc sợi hữu cơ sau đó phủ lên bề mặt ngói 1 lớp đá xay bọc màu bên ngoài để hoàn thiện.

Ngói bitum phủ đá sở hữu những ưu điểm vượt trội như sau:
- Có khả năng chống thấm nước tuyệt đối nên gia chủ không cần tốn thêm các khoản chi phí cho vật liệu chống thấm mái nhà.
- Ngói có đặc tính mềm dẻo, có thể phủ được nhiều bề mặt mái, gia chủ sẽ tiết kiệm được khoản chi phí cho những loại ngói phụ kiện.
- Ngói bitum phủ đá có khả năng phản xạ nhiệt tốt, chống bức xạ mặt trời và tia UV.
- Đa dạng về kiểu dáng và màu sắc, mang đến độ thẩm mỹ cao cho công trình.
- Ngói có trọng lượng nhẹ, thi công dễ dàng và an toàn với người sử dụng.
- Tăng cường khả năng chống ồn cho mái nhà.
- Ngói bitum phủ đá có thể liên kết chặt chẽ với nhau nhờ lớp keo bitum chuyên dụng, mang đến khả năng chịu được những tác động xấu do thời tiết, đặc biệt ngói có thể chịu được sức gió lên tới 190 km/h.

Ngói đất nung
Ngói đất nung là một trong những dạng ngói dán mái bê tông được ứng dụng vào các công trình kiến trúc hiện đại. Loại ngói này sở hữu ưu, nhược điểm như sau:
Ưu điểm của ngói đất nung
Ngói dán mái nhà bằng đất nung được chế tạo từ đất sét và nung ở nhiệt độ cao. Chính vì thế, loại ngói này có khả năng không thấm nước và độ cứng cao. Đặc biệt, độ bền của ngói đất nung có thể lên tới hơn 60 năm và có thể tái sử dụng bằng cách tháo dỡ để lợp cho công trình khác.

Loại ngói này giúp ngôi nhà hay công trình trở nên mát mẻ hơn do có khả năng phản xạ ánh sáng tốt, hạn chế tối đa việc hấp thụ nhiệt của mái. Khi lợp, mái ngói đất nung có khối lượng và độ dày lớn tạo nên kết cấu khung mái vững chắc hơn.
Nhược điểm của ngói đất nung
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, ngói đất nung vẫn tồn tại một số nhược điểm đáng tiếc như sau:
- Loại ngói này rất dễ vỡ, dễ bị tụt ngói nên trong quá trình thi công đòi hỏi người thợ cần có sự tỉ mỉ, kỹ thuật và kinh nghiệm cao.
- Thời gian thi công ngói đất nung thường lâu hơn các loại vật liệu khác vì phiến ngói nhỏ.
- Trọng lượng của ngói đất nung rất lớn, tạo áp lực cao cho tường nhà.
- Khả năng chống thấm nước kém nên không phù hợp với mái có độ dốc thấp.
- Tính linh hoạt không cao vì khó cắt tỉa tại các vị trí giao cắt phức tạp.
- Tính ứng dụng thấp vì chủ yếu chỉ làm được trên nền mái bê tông.
5. Biện pháp thi công & cách dán ngói lên mái bê tông

Chuẩn bị trước khi thi công

- Về dụng cụ: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho thi công thước cuộn, búa, con lăn, kéo, dao rọc, búng mực.
- Vật tư: ngói dán bitum, keo chống thấm, màng keo (1 và 2 mặt), đinh.
- Kiểm tra bề mặt để đảm bảo độ bằng phẳng trước khi thi công.
- Vệ sinh khô ráo và sạch sẽ bề mặt để tạo độ bám.
Lưu ý: Trước khi thi công cần cán vữa bề mặt nền mái tối thiểu 2mm để bám đinh.
Quy trình 6 bước thi công & cách dán ngói bitum phủ đá lên mái bê tông
Bước 1: Lăn keo chống thấm
- Lăn keo phủ kín bề mặt là biện pháp thi công dán ngói để chống thấm triệt để bề mặt nền mái. Nếu cần thì lăn từ 2 đến 3 lớp để đảm bảo khả năng chống thấm (Lưu ý trước khi lăn lớp thứ 2 phải đợi lớp keo đầu khô: từ 2 đến 4 giờ). Chiều lăn tùy theo độ thuận tiện, có thể lăn từ trên xuống dưới và từ trái qua phải và ngược lại.
Lưu ý về keo bitum chống thấm gốc dầu và gốc nước:
- Loại keo bitum gốc dầu: Được sử dụng phổ biến do đặc tính không thấm nước, phù hợp với yêu cầu của nền mái. Tuy nhiên cần phải cẩn trọng khi sử dụng vì dễ bắt lửa.
Điều này gây khó khăn trong việc vận chuyển và bảo quản. Hơn nữa, trong nguyên vật liệu này có những chất độc hại gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Loại keo bitum gốc nước: Sau quá trình chưng cất nhựa đường bitum thì trở thành nhũ tương. Loại này không gây độc hại và hầu như không mùi.
Sử dụng keo bitum gốc nước sẽ tiết kiệm được chi phí, thi công không sợ bắt lửa và dễ dàng bảo quản.
Kết Luận: Keo bitum gốc dầu giúp chống thấm tuyệt đối hơn. Do đó tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi công trình mà lựa chọn loại keo chống thấm cho phù hợp.
Bước 2: Xác định vị trí dán ngói:
- Dùng thước đo để xác định và đo lường vị trí các lớp ngói và đánh dấu tại hai biên mái.
- Sau đó dùng dụng cụ búng mực để kẻ vị trí các đường ngang, dọc để xác định vị trí các lớp ngói.

Bước 3: Đóng đường chân
Đường chân mái là đường mép biên dưới cùng của nền mái.
Khi đóng đường chân, làm theo các bước sau:
- Cắt bỏ phần lộ thiên của tấm ngói dán bitum phủ đá, giữ lại phần ẩn để làm tấm đường chân.
- Đặt tấm đường chân lên vị trí xác định và lột bỏ đường keo ở mặt sau nếu có.
- Cố định tấm đường chân bằng đinh chuyên dụng. Lưu ý các tấm đường chân phải lệch pha với lớp ngói đầu tiên. (Nên cắt tấm đường chân có chiều dài ngắn hơn chiều dài cơ bản của tấm ngói).
- Tiếp tục thi công đến khi nào xong đường chân.
Bước 4: Lắp đặt ngói ở vị trí mái phẳng liên tục
Sau khi hoàn thành đường chân, dưới đây sẽ là các bước thực hiện dán ngói trên nền mái phẳng liên tục.
- Thi công lớp ngói đầu tiên là lớp ngói sát đường biên, lệch pha với đường chân.
- Lớp ngói thứ 2 sẽ tiếp tục lệch pha với lớp ngói thứ nhất nhưng vẫn đảm bảo đúng vân của ngói.
- Tương tự cho đến phần ốp nóc.

Bước 5: Xử lý các vị trí đặc biệt
+ Giao thuỷ:
- Phủ màng keo 2 bên giao thuỷ với khoảng cách tối thiểu là 250 mm (màng keo 1 hay 2 mặt là tùy vào thực tế)
- Thi công dán ngói từ biên mái đến sát giao thuỷ.
Có 3 cách để cố xử lý chống thấm cho giao thủy:
– Cách 1: Cắt ngói sao cho tâm điểm của giao thuỷ cách biên ngói 50 mm để tạo ra đường kênh thoát nước (Lưu ý trường hợp này dùng màng keo 2 mặt)
– Cách 2: Lợp một bên
Dán tấm đường chân băng ngang qua giao thủy và cách giao thuỷ 250 mm. Phần ngói lợp từ biên mái phía còn lại sẽ được cắt ngay tại tâm điểm của giao thủy.
Lưu ý hướng nước chảy: Nước chảy hướng nào thì lợp phần ngói băng ngang giao thuỷ theo hướng ngược lại.
– Cách 3: Lợp hai bên
Cả 2 bên ngói đều lợp bằng cách dán ngói từ biên mái băng ngang qua giao thủy.
Lưu ý làm lần lượt từng lớp 1 thay phiên nhau.
Tham khảo bài viết tại Fanpage: https://www.facebook.com/AdalHome/posts/3841628289254516
+ Ốp nóc:
- Cắt các tấm ốp nóc bằng cách chia đều các phiến.
Lưu ý: đối với công trình dùng ngói dán bitum phủ đá đa tầng thì dán ốp nóc bằng ngói đồng phẳng.
- Búng mực định hình đường ốp nóc
- Đặt lên đúng vị trí đã định hình và dùng đinh để cố định.
Chú ý: Với tấm ốp nóc cuối cùng, cần dùng keo để che đầu đinh lộ thiên.
Lưu ý hướng nước chảy để lợp đúng hướng, như vậy sẽ chống thấm triệt để.
+ Diềm mái: Là điểm kết thúc bên hông của mái
- Nếu diềm mái kết thúc hoặc tiếp xúc ngoài trời và không có ốp diềm thì nên đưa ngói ra ngoài biên mái từ 10 – 20 mm. Và phía dưới của lớp ngói gần diềm mái cần có màng keo 2 mặt để cản nước cho diềm mái.
- Nếu có ốp diềm mái thì lúc này ta sẽ thi công giống ốp nóc. Khi đó nên có màng keo 2 mặt dưới lớp ngói ngay tại diềm mái.
- Đối với diềm mái phức tạp, tiếp xúc với các chi tiết phụ:
+ Phủ lớp màng keo 2 mặt sát với giao mái với bề rộng khảng 200 mm.
+ Sau đó thi công dán ngói vào sát diềm mái và cắt ngói tại điểm sát diềm mái.
+ Các vị trí đặc biệt khác:
Chung quy múc đích xử lý giao mái bằng ngói và các vật tư phụ khác để làm mọi cách cho nước không vào được bên trong nền mái.
Các vị trí giao mái như giao mái với cửa sổ, ống khói, … khá đặc biệt, phức tạp. Lúc này chúng ta cần tìm đến các đơn vị tư vấn chuyên sâu để có kỹ thuật đối với từng loại giao mái khác nhau.

Bước 6: Hoàn thiện
– Kiểm tra các vị trí giao mái và các vị trí xung yếu.
– Hoàn thiện bằng keo silicon nếu cần thiết tại các điểm xung yếu.
6. Những lưu ý đặc biệt khi thi công mái bê tông dán ngói.
Khi tiến hành thi công mái bê tông dán ngói, bạn nên:
- Đảm bảo mái bê tông được thực hiện đúng quy trình và kỹ thuật: Từ khâu trộn vữa và đầm bê tông, sau đó là gia cường bề mặt và chống thấm mái cho đến bước bảo dưỡng mái bê tông.
- Vữa bê tông phải được đầm nếu không bên trong lớp vữa sẽ có độ rỗng rất lớn khiến cho kết cấu bê tông không đặc chắc dẫn đến việc mái nhà chịu lực kém và dễ bị thấm.
- Cần tiến hành bảo dưỡng mái bê tông ngay sau khi gia cường bề mặt bê tông, điều này giúp cho bề mặt không bị mất nước tránh xảy ra hiện tượng nứt.
- Mái bê tông dán ngói thường có độ dốc từ 30 – 60 độ, khiến góc nghiêng của phần đỉnh rất lớn. Do đó, bạn cần chú ý trong việc thi công phần phần đỉnh mái để đảm bảo tối đa yêu cầu về kỹ thuật.

Đặc biệt, đối với ngói bitum phủ đá, bạn sẽ không cần lo lắng tới các vấn đề về tải trọng cũng như khả năng chống thấm của mái. Bởi lẽ, loại ngói dán này có trọng lượng nhẹ và tính chống thấm tuyệt đối. Ngoài ra, khi thi công loại ngói này bạn sẽ không cần sử dụng tới hồ vữa, chỉ cần sử dụng lớp keo chống thấm để tăng độ liên kết giữa các lớp ngói.
Các lỗi thường gặp
- Lăn keo không đầy đủ sẽ làm giảm tính năng bảo vệ nền mái.
- Quên lột màng keo của ngói trước khi thi công làm cho khả năng chống gió bão vô tác dụng.
- Quên phủ màng keo 2 mặt tại các vị trí xung yếu
- Không tính toán hướng nước chảy trước khi thi công các vị trí xung yếu

Báo dân trí nói về Phong cách kiến trúc cùng Ngói bitum CANA Adal Home: https://dantri.com.vn/kinh-doanh/phong-cach-kien-truc-2019-cung-ngoi-bitum-cana-20190402110144304.htm
Lời kết
Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về cấu tạo mái bê tông dán ngói và các loại ngói thường được ứng dụng. Trong đó, sự kết hợp mái bê tông với ngói bitum phủ đá sẽ mang liệu hiệu quả cao về mặt thẩm mỹ cũng như chất lượng nên ngày càng có nhiều người dùng ưa chuộng loại ngói này. Nếu bạn cần tìm hiểu thông tin chi tiết hoặc có nhu cầu mua ngói bitum phủ đá, hãy liên hệ với Adal Home thông qua số hotline 0901.189.896 hoặc truy cập website https://adalhome.vn/ để được tư vấn và báo giá cụ thể.
Số 2 đường số 7, KP.4, P.An Phú, Q.2, TP.HCM
www.adalhome.vn – www.adalhome.com
sales@adalhome.vn – box@adalhome.vn
Tel: 028.6271.3917 (bấm phím 1)
HOT LINE TƯ VẤN: 0901.189.896
Ngói bitum phủ đá của Adal Home có giống stp hay không?
Hiện Adal Home đang là nhà phân phối độc quyền dòng ngói bitum phủ đá CANA. Rất nhiều đại lý nhập hàng từ Adal Home ạ, trong đó có Stp