Lợp nhà là một trong những công đoạn quan trọng trong quá trình hoàn thiện ngôi nhà do đó cần phải đảm bảo đúng theo đúng yêu cầu về kỹ thuật, chính xác đến từng chỉ số. Vậy cách tính độ dốc mái ngói như nào chuẩn? Bài viết dưới đây Adalhome sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời.
Nội dung:
1. Độ dốc có tầm ảnh hưởng như thế nào đến mái lợp nhà?
Một công trình hoàn hảo không chỉ đáp ứng được các tiêu chí về tính thẩm mỹ, vật liệu đảm bảo chất lượng mà còn phải đảm bảo được các tiêu chuẩn về kỹ thuật và độ dốc của mái ngói là vấn đề bạn cần phải quan tâm.
Độ dốc mái ngói được tạo ra từ thanh cánh cửa kèo và thanh đáy có vai trò quan trọng trong việc quyết định kiến trúc mái và kết cấu của ngôi nhà, khi độ dốc của mái càng lớn thì thi công lợp ngói càng an toàn, đảm bảo được độ bền trong quá trình sử dụng.
Theo đó, độ dốc mái ngói phù hợp sẽ hạn chế tối đa được tình trạng thấm dột, nước ứ động cho ngôi nhà và đáp ứng được công năng thoát nước hiệu quả. Việc thiết kế độ dốc mái ngói tiêu chuẩn đạt tỷ lệ vàng giúp tuổi thọ mái nhà tăng lên đáng kể
2. Cách tính độ dốc mái nhà tiêu chuẩn nhanh đơn giản nhất
Có thể thấy, tính độ dốc mái ngói trước khi lợp có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thi công, hoàn thiện ngôi nhà. Vậy cách tính độ dốc mái như thế nào chuẩn? Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích.
Cách tính độ dốc mái
Việc tính toán độ dốc mái chính xác sẽ giúp quá trình thoát nước được diễn ra nhanh chóng, tránh làm ảnh hưởng đến kiến trúc ngôi nhà và tiết kiệm chi phí tối đa.
Cách tính độ dốc mái nhà cho bạn tham khảo:
Hệ số độ dốc mái: m = H/L = tan(α)
– Độ dốc mái: i% = m x 100% = H/L x 100%
Góc α: α = arctan (m)
Ví dụ:
- Độ dốc mái 100% => H = 100, L = 100
- Hệ số dốc mái: m = 1 => α = arctan(1)= 45 độ
Trong đó:
- α (1) ký hiệu là độ dốc
- H là độ cao mái
- L là 1/2 độ rộng mái
Công thức tính độ dốc mái
- Cách tính độ dốc mái ngói được tính theo công thức sau:
- i = m × 100% = (H/L) × 100%
- (Độ dốc = hệ số mái x 100%) hay (Chiều cao mái : chiều dài) x 100)
Trong đó:
- i là độ dốc
- H là chiều cao mái
- L là chiều dài của mái
- m là hệ số độ dốc mái m= H/L = tan α
==> Xem thêm: 5 Cách tính diện tích mái ngói đơn giản mà chính xác nhất
3. Độ dốc tiêu chuẩn cho từng loại mái ngói nhà
Một ngôi nhà có tiêu chuẩn độ dốc mái ngói hợp lý sẽ hạn chế tối đa tình trạng bị tù đọng trên mái từ đó giúp ngôi nhà của bạn không bị thấm dột trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. Tuy nhiên, nếu phần mái càng dốc thì bạn sẽ mất thêm một khoản chi phí cho phần vật liệu. Vậy cách tính độ dốc mái ngói nhà bao nhiêu là hợp lý?
Đối với mái bằng
Đối với mái bằng thường sẽ có độ dốc nhỏ hơn 8%. Thực tế, mái bằng thường được thiết kế độ dốc ở mức 2%.
Ngói âm dương
Thông thường, các loại ngói cao cấp dạng ngói âm dương như: ngói Thái, Nhật,…sẽ có độ dốc ở mức 25°(40%).
Ngói vảy cá, ngói móc
Ngói vảy cá có mái ngói dốc bao nhiêu độ ? Các loại ngói vảy cá, ngói móc có độ dốc mái ngói hợp lý từ 35-60°.
Ngói xi măng
Độ dốc của mái ngói xi măng thường ở mức 45% – 75%.
Mái đổ bê tông
Theo kỹ sư thiết kế, mái đổ bê tông sau đó sẽ dán ngói trang trí lên trên thì độ dốc mái có thể lớn hơn khoảng 30-45° và không nhỏ quá hơn 20°, lớn hơn 90°. Do đó, độ dốc của mái ngói tối thiểu nằm trong khoảng 20°.
Đối với mái kính
Đối với mái kính, cách tính độ dốc mái ngói tối thiểu là 14-15° và tối đa 60°.
Độ dốc mái tôn
Mái tôn có độ dốc 18-35° (30-75%) và thông thường sẽ lấy khoảng 25°(40%). Trong trường hợp lợp tôn phẳng thì mái có độ dốc 12- 18° (20-30%) và lấy 16° (25%).
4. Nên sử dụng loại mái ngói nhà nào tốt?
Bên cạnh cách tính độ dốc của mái ngói, để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, rất nhiều dòng ngói ra đời với những ưu điểm vượt trội, phù hợp với điều kiện thời tiết Việt Nam và ngói bitum phủ đá là một trong những sản phẩm hiện đang được ứng dụng phổ biến trong các công trình xây dựng. Vậy sản phẩm này có đặc điểm gì nổi bật?
Điểm đầu tiên, tấm lợp bitum đáp ứng được các tiêu chí đó là bền, đẹp và chống thấm có khả năng chịu được lốc xoáy, gió bão, hóa chất ăn mòn, chống nóng, chống ồn…do đó đây được xem là giải pháp hoàn hảo cho công trình.
- Xem thêm: Giá các loại ngói lợp nhà thông dụng nhất hiện nay
Bên cạnh đó, ngói bitum phủ đá được sản xuất theo công nghệ hiện đại, làm từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường giảm tác động tối đa đến môi trường tự nhiên.
Nếu như tôn kẽm gây tiếng ồn rất lớn khi trời mưa thì ngói bitum phủ đá hạn chế tối đa tiếng ồn và đặc biệt là không xảy ra tình trạng rỉ sét trong quá trình sử dụng. So với ngói đất truyền thống, ngói bitum có trọng lượng rất nhẹ giúp bạn dễ dàng vận chuyển trong quá trình thi công và giảm sức nặng cho kết cấu xây dựng hiệu quả.
Một vài đặc tính của ngói bitum phủ đá có thể kể đến như: chịu được giông bão lên đến cấp 12, đa dạng màu sắc, mẫu mã, khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, an toàn trong quá trình sử dụng, trọng lượng nhẹ, không bị vỡ khi va chạm và đặc biệt là tiết kiệm chi phí tối đa, sử dụng lâu dài bền đẹp với thời gian.
Sau khi tính được độ dốc của mái ngói tối thiểu, bạn hãy lựa chọn được dòng mái ngói phù hợp đảm bảo được các tiêu chí để vừa đảm bảo được độ bền cũng như tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Tổng kết: Trên đây là một vài cách tính độ dốc mái ngói Adal Home cung cấp hy vọng sẽ hữu ích dành cho bạn. Để được tư vấn thêm về các loại mái ngói chất lượng chất, bạn vui lòng liên hệ đến thông tin dưới đây nhé.